QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU TOYOTA 8FD35-8FD40

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU TOYOTA 8FD35-8FD40-8FD45 -8FD50-8FD60-8FD70

Việc thực hiện QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE NÂNG đúng lịch không chỉ giúp duy trì hiệu suất và độ bền của xe nâng mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hàng hóa.

Tuân thủ các khuyến cáo bảo dưỡng của nhà sản xuất cũng là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi bảo hành của Quý khách

Dưới đây là chi tiết LỊCH BẢO DƯỠNG cho xe nâng dầu diesel TOYOTA sử dụng động cơ TOYOTA 1DZ-II.

Lịch bảo dưỡng áp dụng cho các model như: 

– XE NÂNG TOYOTA 8FD35-8FD40-8FD45 -8FD50-8FD60-8FD70 và các đời model thấp hơn.

BẢNG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC HẠNG MỤC BẢO DƯỠNG XE NÂNG HÀNG

STT

HẠNG MỤC BẢO DƯỠNG

CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

1. SAU MỖI 10 GIỜ HOẶC 1 NGÀY LÀM VIỆC (TRƯỚC KHI KHỞI ĐỘNG XE NÂNG HÀNG)

1 Sự cố hư hỏng ca làm việc trước đó Kiểm tra, khắc phục
2 Sự rò rỉ nhiên liệu và nước làm mát  Kiểm tra
3 Hệ thống đèn (pha, phanh, lùi, cảnh báo) Kiểm tra
4 Bu lông liên kết xilanh nghiêng trụ nâng Kiểm tra
5 Giá đỡ hàng và treo càng nâng Kiểm tra
6 Khung cabin, tay vịn lên xuống Kiểm tra xiết chặt các bulông liên kết
7 Bàn đạp ga; bàn đạp phanh Kiểm tra
8 Cần phanh tay; dây đai an toàn Kiểm tra
9 Cơ cấu điều chỉnh ghế vận hành  Kiểm tra
10 Còi báo  Kiểm tra
11 Tay lái Kiểm tra độ rơ
12 Lượng nhiên liệu trong thùng chứa Kiểm tra
13 Xích nâng hàng   Kiểm tra
14 Động cơ Kiểm tra khói, tiếng ồn và rung động
15 Bề mặt rãnh trượt các con lăn Kiểm tra
16 Nước làm mát động cơ Kiểm tra mức nước
17 Dầu bôi trơn động cơ, dầu thuỷ lực,dầu hộp số Kiểm tra mức dầu
18 Hệ thống phanh Kiểm tra mức dầu phanh
19 Lốp và vành bánh xe, bu lông lazăng Xem xét và kiểm tra kỹ
20 Trụ và càng nâng  Kiểm tra
21 Bu lông liên kết xi lanh nâng  Kiểm tra
22 Quạt làm mát  Kiểm tra
23 Bình điện( Ắc quy) Kiểm tra mức dung dịch điện phân
24 Hệ thống khoá liên động trụ nâng, lái Kiểm tra
25 Đèn và còi cảnh  báo phanh tay, dây đai an toàn  Kiểm tra
2. SAU MỖI 50 GIỜ HOẠT ĐỘNG
1 Dây đai dẫn động máy phát điện Kiểm tra và điều chỉnh
2 Lọc gió Kiểm tra và làm sạch
3 Tuy ô dầu phanh và các mối nối Kiểm tra
4 Tuy ô nhiên liệu và các đầu nối Kiểm tra
5 Tuy ô thuỷ lực và các đầu nối Kiểm tra

3. SAU MỖI 100 GIỜ ĐẦU TIÊN HOẶC 1 THÁNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TIÊN (CHỈ ÁP DỤNG CHO XE MỚI 100% CHƯA QUA SỬ DỤNG, THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG TRONG THÁNG ĐẦU TIÊN)

1 Bầu lọc dầu thuỷ lực hồi Thay thế
2 Cacte dầu động cơ Thay dầu động cơ + thay lọc
3 Bầu lọc nhiên liệu diesel (tinh hoặc thô (nếu có)) Thay thế
4 Bình điện (Ắc quy) Kiểm tra mức dung dịch điện phân
5 Bu lông và đai ốc Kiểm tra xiết lại
6 Cầu xe (vi sai) Kiểm tra mức dầu
7 Xích nâng hàng Bôi trơn
8 Chốt liên kết xilanh nghiêng, xi lanh lái, chốt chính Bôi trơn
9 Trụ nâng Bôi trơn
10 Tay  điều khiển (nâng + nghiêng) Bôi trơn

4. SAU MỖI 300 GIỜ HOẠT ĐỘNG

1 Bu lông và đai ốc Xiết lại
2 Cầu xe( vi sai) Kiểm tra mức dầu
3 Chốt liên kết xilanh nghiêng trụ nâng Bôi trơn
4 Chốt liên kết tay đòn xilanh lái Bôi trơn
5 Cần điều khiển nâng va nghiêng trụ nâng Bôi trơn
6 Cacte dầu động cơ Thay dầu động cơ và thay lọc dầu

5. SAU MỖI 600 GIỜ HOẠT ĐỘNG

1 Bu lông và đai ốc Xiết lại
2 Cầu xe (vi sai) Kiểm tra mức dầu
3 Xích nâng hàng Bôi trơn
4 Chốt liên kết xilanh nghiêng trụ nâng Bôi trơn
5 Trụ chịu lực Bôi trơn
6 Chốt liên kết tay đòn xilanh lái Bôi trơn
7 Cần điều khiển nâng va nghiêng trụ nâng Bôi trơn
8 Bình điện (Ắc quy) Kiểm tra mức dung dịch điện phân
9 Lọc nhiên liệu diesel (tinh) Thay thế
10 Cacte dầu động cơ Thay dầu động cơ và thay lọc dầu

6. SAU MỖI 1200 GIỜ HOẠT ĐỘNG

1 Bu lông và đai ốc Xiết lại
2 Cầu xe( vi sai) Kiểm tra mức dầu
3 Xích nâng hàng Bôi trơn
4 Chốt liên kết xilanh nghiêng trụ nâng Bôi trơn
5 Trụ chịu lực Bôi trơn
6 Chốt liên kết tay đòn xilanh lái Bôi trơn
7 Cần điều khiển nâng va nghiêng trụ nâng Bôi trơn
8 Bình điện( Ắc quy) Kiểm tra mức dung dịch điện phân
9 Bầu lọc nhiên liệu diesel (tinh hoặc thô (nếu có)) Thay thế
10 Dầu hộp số và lọc dầu hộp số (nếu có) Thay dầu hộp số và lọc dầu hộp số (nếu có)
11 Cacte dầu động cơ Thay dầu động cơ và thay lọc dầu

7. SAU MỖI 2400 GIỜ HOẶC 12 THÁNG LÀM VIỆC

1 Bu lông và đai ốc Xiết lại
2 Cầu xe( vi sai) Kiểm tra mức dầu
3 Xích nâng hàng Bôi trơn
4 Chốt liên kết xilanh nghiêng trụ nâng Bôi trơn
5 Trụ chịu lực Bôi trơn
6 Chốt liên kết tay đòn xilanh lái Bôi trơn
7 Cần điều khiển nâng va nghiêng trụ nâng Bôi trơn
8 Bình điện( Ắc quy) Kiểm tra mức dung dịch điện phân
9 Dầu hộp số và lọc dầu hộp số (nếu có) Thay dầu hộp số và lọc dầu hộp số (nếu có)
10 Cacte dầu động cơ Thay dầu động cơ và thay lọc dầu
11 Dầu thuỷ lực Thay thế
12 Dầu phanh Thay thế
13 Nước làm mát động cơ Thay thế
14 Bầu lọc nhiên liệu diesel (tinh hoặc thô (nếu có)) Thay thế

– Hết 2400 giờ lặp lại lịch bảo dưỡng như ban đầu.

Lịch bảo dưỡng xe nâng hàng được CHÚNG TÔI xây dựng dựa trên việc nghiên cứu thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến xe nâng tại Việt Nam như thời tiết, chất lượng dầu mỡ, thói quen sử dụng, môi trường hoạt động và thời gian yêu cầu bảo dưỡng của các hãng lớn như KOMATSU, MITSUBISHI, TOYOTA, TCM, NISSAN, NICHIYU/UNI CARRIERS.

Mỗi hãng xe nâng có thể có những yêu cầu về thời gian bảo dưỡng khác nhau. Trong thời gian xe nâng hàng còn bảo hành, Quý khách hàng nên tuân thủ đúng các quy định bảo dưỡng của hãng để đảm bảo nhận được chế độ bảo hành chính hãng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *